Tìm hiểu quy trình sản xuất cầu trục, cổng trục

Cầu trục, cổng trục là thiết bị nâng hạ công nghiệp, có khả năng nâng hạ những vật nặng có tải trọng rất lớn. Vậy quy trình sản xuất những thiết bị này như nào để đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu công việc? Bạn đang quan tâm đến vấn đề này chứ? Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé

Cầu trục, cổng trục được làm bằng cấu kiện thép và được chế tạo, lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật. Quy trình sản xuất cầu trục, cổng trục gồm 3 giai đoạn: thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Cụ thể hãy cùng theo dõi phần dưới đây nhé

1. Thiết kế cầu trục, cổng trục

Cầu trục, cổng trục được thiết kế dựa vào nhu cầu sử dụng và mặt bằng nhà xưởng sử dụng thiết bị này. 

Bản thiết kế được phác thảo cho chủ đầu tư, sau khi thống nhất, bản thiết kế được hoàn chỉnh. Tất cả các bản vẽ thiết kế đều được thẩm định, đảm bảo chất lượng an toàn, cùng khả năng chịu tải tĩnh và động theo yêu cầu sử dụng. 

Yêu cầu với bản vẽ thiết kế là phải đảm bảo tính chính xác, kích thước đầy đủ, dố hiệu và số lượng cấu kiện. 

Tìm hiểu quy trình sản xuất cầu trục, cổng trục

==> Xem thêm: Nhận ngay 7 lợi ích khi sử dụng cầu trục trong nhà xưởng


2. Chế tạo cầu trục, cổng trục

Giai đoạn chế tạo cầu trục, cổng trục được thực hiện dựa trên bản vẽ thiết kế và tuyệt đối phải tuân thủ theo bản vẽ. Quá trình chế tạo luôn phải được giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, đúng bản vẽ. 

Các chi tiết trên cầu trục, cổng trục được liên kết với nhau qua các mối hàn. Vì vậy để đảm bảo độ chắc chắn của các mối liên kết này, yêu cầu công tác kiểm tra bằng mắt, siêu âm hay thử từ cần phải chặt chẽ để đảm bảo độ liên kết giữa 2 tấm thép.

Tham khảo video Cầu trục dầm đơn 2 tấn hoạt động thế nào trong nhà xưởng?



Sử dụng máy nắn để đảm bảo cấu kiện không bị cong vênh, đúng yêu cầu kỹ thuật. 

Vệ sinh: Đặc thù của cầu trục, cổng trục là được làm bằng thép do vậy việc bám bụi bẩn và dẫn đến han gỉ là điều không tránh khỏi. Ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của thiết bị. Để khắc phục hiện tượng này, thì cần sử dụng các thiết bị như bàn chải sắt, phun cát hoặc phun bi để làm sạch lớp bụi bẩn trước khi phun sơn.

Phun sơn: đây là công đoạn cuối cùng trong giai đoạn sản xuất cổng trục, cầu trục. Cấu kiện được phun 3 lớp theo trình tự: sơn chống gỉ và 2 lớp sơn màu. Để đảm bảo tuổi thọ của thép được tốt nhất thì độ dày của phủ sơn không thấp hơn 80um. 


==> Xem thêm: Mách bạn cách lựa chọn cầu trục dựa vào tải trọng nâng hạ


3. Thi công lắp đặt cầu trục, cổng trục

Sau khi cấu kiện được hoàn thành, được kiểm tra và vận chuyển đến công trường chuẩn bị công tác thi công. 

Trong quá trình thi công lắp đặt cầu trục, cổng trục cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn và trình tự kỹ thuật lắp đặt. 

Sau khi đã hoàn thành lắp đặt xong cầu trục, cổng trục cần tiến hành kiểm tra lại các bulong, siết chặt lại đảm bảo an toàn và chắc chắn. 

Để đảm bảo hệ thống thiết bị này vận hành an toàn, thì cần tiến hành chạy thử không tải và kiểm tra thật kỹ trước khi đưa vào vận hành có tải. 

Cảnh báo: Nếu cơ sở của bạn không phải là đơn vị chuyên sản xuất lắp đặt thiết bị cầu trục, cổng trục thì tuyệt đối không nên tự chế thiết bị này để sử dụng, sẽ rất nguy hiểm nếu cố tình tự chế thiết bị này. 

Tìm hiểu quy trình sản xuất cầu trục, cổng trục

==> Xem thêm: https://lachonggroup.com.vn/pa-lang-dien


Trên đây là nội dung cơ bản của 3 giai đoạn sản xuất cầu trục, cổng trục mà chúng tôi muốn gửi đến bạn tham khảo. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Nếu cần tư vấn thêm về các thiết bị nâng hạ, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất. 

Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả! 


Theo Thanh Lâm 


 




Các tin cùng chủ đề: